Cách đây không lâu, có một đoạn video thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng xã hội Weibo. Theo đó, trong video là hình ảnh một bà cụ họ Lưu, 70 tuổi tựa đầu bên cửa sổ lớp học và lén nghe cô giáo giảng bài rồi về dạy lại cho cháu mình.
Sau khi tìm hiểu, cư dân mạng nhanh chóng tìm ra sự thật và biết rằng, hóa ra cháu nội của bà đang ngồi trong lớp học, nhưng điều đáng nói là cậu bé khi sinh ra đã bị teo tiểu não do thiếu oxy, thị lực và trí thông minh bị ảnh hưởng đáng kể. Với mong muốn cháu trai được học văn hóa như những đứa trẻ bình thường, bà Lưu đã từ quê nhà ở An Huy đến Từ Châu để gửi cháu đến một trường tiểu học đặc biệt dành riêng cho những đứa trẻ này.
Bà nói rằng, bà dạy cháu bằng chữ nổi và cũng thuê nhà ở gần trường đã được 3 năm để tiện việc đưa cháu đi học và chăm sóc tận tình. Bà Lưu nói rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng có thể tận mắt nhìn thấy cháu tiến bộ từng ngày thì mọi hy sinh đều rất quý giá.
Bất kể có người hỏi về bố mẹ của cậu bé, bà Lưu đều miễn cưỡng trả lời rằng, họ vì công việc bận rộn và còn gặp khó khăn về tài chính nên không thể chăm sóc con trai. Bà Lưu trải lòng: “Dù có thế nào đi nữa, tôi sẽ không bao giờ bỏ mặc cháu. Tôi sẽ luôn chăm sóc thằng bé và đồng hành với nó suốt đời".
Sau khi sự thật được phơi bày, nhiều người không khỏi xúc động trước tình yêu thương vô bờ của người bà. Không những thế, cư dân mạng còn tặng cho bà danh hiệu: “Người bà tuyệt vời nhất Trung Quốc". Trong khi nhiều cha mẹ luôn mong con mình lớn lên thành tài thì người bà này chỉ mong cháu mình được bình thường như bao đứa trẻ khác. Đây thật sự là tình yêu tuyệt vời mà không phải ai cũng có được. Bên cạnh đó, cũng có những người thể hiện quan điểm rằng: “Bây giờ người già Trung Quốc sống không dễ dàng".
Theo số liệu thống kê của Hội y tế quốc gia Trung Quốc thì trong số 18 triệu người già di cư từ nông thôn ra thành phố thì có khoảng gần một nửa số người chăm sóc cho cháu hoặc con của họ.
Một số người vì con cái bận rộn làm việc nơi chốn đô thị, một số khác thì không yên tâm khi cháu trai hoặc cháu gái của họ để cho người khác chăm sóc, nên họ sẵn sàng hy sinh cuộc sống bản thân để đảm nhận nhiệm vụ cao cả này. Thay vì được tận hưởng tuổi già thì những người này bằng lòng cuộc sống thức khuya dậy sớm, đưa cháu đi học mỗi ngày.
Ngỡ rằng trong xã hội hiện đại, những người già như thế này sẽ ít đi, nhưng ngược lại vẫn còn rất nhiều người hết lòng vì con cái. Câu hỏi được đặt ra, chính là họ có buồn không? Có lẽ họ thật sự chịu nhiều đau khổ hơn là chúng ta nhìn thấy.
Khi mỗi học kỳ mới bắt đầu, mọi người đều bắt gặp người đưa những đứa trẻ đến trường là ông bà. Một số người thậm chí tay trái nắm đứa này, tay kia bế đứa thứ 2 để đưa đến trường còn lại. Một số cư dân mạng cho biết: “Vào những ngày nóng nhất và lạnh nhất trong năm, họ thường thấy những người già nghỉ ngơi vài tiếng trong nhà rồi lại chạy ra ngoài đón cháu, thậm chí còn đến các lớp học khác nhau, bận rộn hơn thời chưa nghỉ hưu. Ngay cả khi ông bà bị bệnh, họ cũng vẫn kiên trì với việc làm mà không được xem là bổn phận của mình".
Thật không thể tưởng tượng được, có rất nhiều người già đã dành cả cuộc đời của họ cho những đứa cháu trong những năm gần đất xa trời và dường như họ xem đó là “nhiệm vụ độc quyền" không ai có thể thay thế. Không chỉ vậy, những người già hiếm khi phàn nàn về việc chăm sóc trẻ. Họ luôn nghĩ như thế này: “Dù sao đi nữa, chúng tôi đã nghỉ hưu. Ở nhà cũng buồn chán và nhàn rỗi, giúp đỡ được chúng nó thì tốt thôi chứ sao. Con dâu hay con rể đã quá vất vả rồi, giúp chúng bớt gánh nặng chúng tôi cũng cảm thấy vui".
Đối với hầu hết những người cao tuổi, công việc khó khăn nhất của họ không phải là trông nom chăm sóc cháu mà là cảm thấy lo lắng, bối rối với sự phàn nàn của các con và sự cô đơn khi ở một nơi Công ty dịch thuật Đồng Nai xa lạ.
Cách đây không lâu, một cô con dâu ở Dương Châu, Giang Tô đã tát mẹ chồng 2 cái bởi bà đến đón cháu muộn đã “dậy sóng" mạng xã hội. Cô con dâu này đã liên tục nhắc lại lý do tại sao đánh mẹ chồng: “ Tôi làm điều này cho bà nhớ thật lâu" . Nhiều người nhận thấy rằng, người già không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn phải chịu đựng sự đau khổ và cô đơn trong tâm hồn.
Năm 2014, có một thảm kịch từng xảy ra ở Quảng Châu, Trung Quốc. Một người phụ nữ họ Quách có hai cậu con trai. Đến khi bà bắt đầu về hưu, hai người con lần lượt sinh con. Vì vậy, từ năm 2008, bà Quách đã liên tục di chuyển sang hai thành phố khác nhau, nơi các con sinh sống để lần lượt chăm 6 đứa cháu.
Khoảng thời gian này, do bà chăm sóc nhiều nên sức khỏe ngày càng sa sút, bà bắt đầu mắc những chứng bệnh liên quan đến xương khớp và tiểu đường. Vì các cháu, chồng bà đã trách móc vợ, mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng ngày càng leo thang khiến cả hai phải ly hôn. Thế nhưng, trong một lần vì chăm cháu quá mệt, bà bất cẩn để làm bỏng đứa cháu gái. Sự việc xảy ra, đứa con dâu chửi mắng bà thậm tệ.
Vừa kiệt sức vừa đau lòng vì tai nạn của cháu, bà Quách trở nên tuyệt vọng. Cuối cùng, vào một buổi sáng, bà đã bế đứa cháu gái mới 3 tháng tuổi nhảy lầu từ tầng 19 và kết liễu cuộc đời.
Đối với những người già, có thể phương pháp nuôi dạy của họ hơi lỗi thời, nếu đó không phải là vấn đề nghiêm trọng thì có thể mắt nhắm mắt mở cho qua. Cũng có thể tay chân của họ ngày càng trở nên lúng túng, nhưng họ đều rất yêu thương cháu mình, vì vậy nếu thấy vết sưng trên người trẻ thì cũng đừng đổ lỗi hết cho họ. Nếu chẳng may họ thiếu ngủ và mất tập trung cũng đừng trách cứ quá nhiều, bởi lẽ sự già yếu về thể chất không ai tránh khỏi.
Sau tất cả, những người trẻ tuổi, hãy đặt điện thoại xuống, ngoài việc dành nhiều thời gian cho con cái, hãy tận dụng chút thời gian ít ỏi để trò chuyện cùng bố mẹ và nói về những điều nhỏ nhặt xảy ra trong ngày. Bố mẹ đều đã cố gắng rất nhiều để đem đến mọi điều tốt đẹp cho chúng ta và con chúng ta.
Vì vậy, hãy trân trọng tình yêu của ông bà, chúng thật sự không dễ dàng có được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét